Bánh xe cuộc đời là một trong những giải pháp giúp nhiều người có thể tìm lại điểm tựa của cuộc sống, giải tỏa căng thẳng, cũng như tìm lại hướng đi mới. Đặc biệt là đối với những ai đang phải đối mặt trước áp lực của cuộc sống mưu sinh và trong bài viết này SnF giải đáp bánh xe cuộc đời là gì? Cách vẽ bánh xe cuộc đời và cách thiết lập mục tiêu sống!
1. Bánh xe cuộc đời là gì?
Bánh xe cuộc đời hay còn được biết đến với tên Tiếng Anh là “Wheel of life”. Đây là một trong những công cụ dùng để đánh giá và cũng như giúp con người khám phá bản thân về các khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Các chuyên gia tâm lý học hay huấn luyện viên,… thường sử dụng nó như một phương pháp để đánh giá, hay tìm hiểu bản chất, hoặc tình trạng của mỗi một cá nhân. Từ đó có thêm các thông tin để điều chỉnh phù hợp về mặt tâm lý, cũng như nhanh chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống hàng ngày.
Một bánh xe cuộc đời thường bao gồm từ 6 – 8 phần, quan trọng nhất vẫn là: Sức khỏe, sự nghiệp, tài chính, gia đình, các mối quan hệ, cảm xúc cá nhân, phát triển bản thân, giải trí. Mỗi lát cắt sẽ biểu thị cho một yếu tố, một giá trị để có thể tạo nên hạnh phúc, theo các nhu cầu khác nhau.
Mỗi lát cắt sẽ có thang điểm từ 1 đến 10 dựa theo từng vòng tăng dần từ trong tâm tiến đến ra ngoài. Điểm số sẽ được đánh giá dựa trên mức độ hài lòng tương ứng với từng khía cạnh. Thông qua sự so sánh này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về toàn bộ cuộc sống hiện tại của mình.
2. Bánh xe cuộc đời có sức ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Đâu là một trong những yếu tố của bánh xe cuộc đời? Có thể nói, bánh xe cuộc đời có thể tương tác và tầm quan trọng của nó đối với mỗi cá nhân được biểu hiện qua những lý do sau:
- Chúng sẽ giúp các bạn tự nhìn nhận được cuộc sống bản thân hiện tại một cách tổng quan nhất, chi tiết nhất. Mỗi bánh xe sẽ cho biết những gì bạn đang làm tốt, cũng như làm không tốt hay các vấn đề rắc rối có trong cuộc sống hiện tại.
- Bánh xe cuộc đời được xây dựng nên dựa trên các thứ tự ưu tiên và mức độ quan trọng của các yếu tố, vấn đề. Nhìn vào đó, các bạn sẽ biết cần phải tập trung hoàn toàn vào mục tiêu nào, đâu là thứ quan trọng nhất. Nhưng cũng không nên quá lạm dụng để bánh xe để định hướng. Có thể các bạn sẽ bị sao nhãng, dễ cuốn theo công việc mà dễ bị bỏ lỡ nhiều thứ quan trọng khác.
- Đây là một trong những công cụ giúp cân bằng cuộc sống, tránh những vấn đề tiêu cực. Nâng cấp và có thể phát triển bản thân về tất cả mọi mặt. Nhìn vào những vấn đề còn chưa tốt, các bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để nhanh chóng cải thiện, hay phân chia thời gian, cũng như công sức làm việc hợp lý.
3. 8 khía cạnh bánh xe cuộc đời
Tùy thuộc vào cuộc sống của mỗi người mà có thể sẽ chia thành các phần khác nhau, có người chỉ cần 5 phần, có người 6 phần … Tuy nhiên trong bài viết này SnF sẽ nói về bánh xe cuộc đời đầy đủ với 8 phần tương ứng cho 8 khía cạnh cuộc sống khác nhau:
3.1. Sức khỏe
“Có sức khỏe thì chúng ta sẽ có thể hy vọng đến hàng triệu ước mơ, nhưng khi không có sức khỏe, chúng ta sẽ chỉ có một ước mơ, đó là khỏe mạnh”.
Vậy, vấn đề sức khỏe hiện tại của bạn đang như thế nào? Các bạn có tập thể dục đều đặn và duy trì cho mình chế độ ăn uống hợp lý, có thường xuyên đi khám sức khỏe theo định kỳ? Hay vẫn luôn cố hữu tâm lý chủ quan, để rồi: “Tuổi trẻ thì bán sức khỏe để kiếm tiền, về già rồi lại dùng tiền đi mua sức khỏe?”
3.2. Học tập và phát triển bản thân
Nền giáo dục chủ yếu ở Việt Nam hiện nay sẽ hướng đến các Kiến thức (Knowledge) dẫn đến học sinh, sinh viên khi ra trường thường mất phương hướng, không có hoài bão và mơ ước (vấn đề về Thái độ – Attitute) và thiếu đi mất kỹ năng làm việc, thích nghi trầm trọng (vấn đề về Kỹ năng – Skill).
Ngoài thời gian học tập ở trường, các bạn cũng nên siêng năng đọc thêm các loại sách, báo, cũng như tham gia thêm các khóa đào tạo, tìm cho mình thêm các người thầy hoặc sếp giỏi và Google.com cũng là một trong những công cụ học tập mà bạn không nên bỏ qua.
3.3. Các mối quan hệ
Trong cuộc đời mỗi người, các bạn luôn có cho mình những mối quan hệ như: bạn bè, thầy trò, đồng nghiệp, vợ chồng,…
Hãy biết cách tạo ra, chọn lọc, cũng như giữ gìn và phát triển các mối quan hệ cần thiết cho mình, cố gắng không để phí thời gian cho những mối quan hệ xã giao không có kết quả.
Bạn nên tin rằng, bạn chính là trung bình cộng của 5 người mà bạn thân nhất. Chơi với bầy gà, bạn chắc chắn sẽ trở thành gà, nhưng chơi với đại bàng, các bạn sẽ biết cách để biến thành đại bàng. Do đó, đừng nên gần gũi với những người có quan điểm sống tiêu cực, mà hãy tìm cho mình những người bạn luôn hướng đến sự tích cực, để cùng nhau san sẻ những lựa chọn hay ho trong cuộc sống.
Hãy tìm cho mình những người thầy hoặc người sếp giỏi giang để học trong cuộc đời. Bạn thiếu mất kỹ năng lãnh đạo hãy tìm đến những người giỏi lãnh đạo để học hỏi, bạn thiếu đi kiến thức tài chính thì hãy bắt đầu học tài chính,… Hãy luôn biết cách “Đứng trên vai người khổng lồ”.
Hãy luôn cố gắng lưu giữ và phát triển thêm các mối quan hệ có giá trị như: mối quan hệ đối tác, quan hệ với khách hàng, mối quan hệ với đồng nghiệp,… những người này có thể sẽ giúp đỡ và mang đến các cơ hội cho bạn.
3.4. Vấn đề tài chính
“Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.” – Một trong những châm ngôn cực kỳ đáng suy ngẫm của Bill Gates.
Hãy lên cho mình một kế hoạch quản lý tài chính thông minh, cũng như tìm hiểu quy tắc 6 chiếc lọ tài chính. Để các bạn có thể kiểm soát tài chính các nhân một cách thông minh.
3.5. Sự nghiệp
Sự nghiệp luôn được đo đạc bằng tài chính và danh tiếng. Nếu muốn có được sự thành công trong sự nghiệp, hãy kiếm tiền một cách thật tử tế! Nếu các bạn luôn đi theo đúng trình tự như trên thì con đường sự nghiệp, cũng như thành công chính là hệ quả mà các bạn sẽ nhận được.
Tại sao các bạn không cố gắng làm chủ cuộc đời của mình, chẳng hạn như các bạn có thể trở thành một doanh nhân – những người kiến tạo ra nên thế giới này. Chấp nhận dấn thân, cũng như cố gắng vượt qua mọi rào cản, đau thương để có thể bứt phá mọi giới hạn. Lọt vào số ít của 10% dân số, nhưng nắm giữ được 90% tài sản trên thế giới.
3.6. Giải trí
Tự do để làm theo những gì mình thích như: đi du lịch, đi khám phá về thế giới, đọc sách, ăn uống theo sở thích, chơi thể thao,… một cách thường xuyên. Đừng sống một cuộc sống quá nhạt nhẽo khiến cho tâm hồn trở nên cằn cỗi. Khi được làm những thứ mình thích, thì đó mới thực sự là sống hạnh phúc.
Những người luôn có càng nhiều sở thích thì sẽ luôn đi liền với cuộc sống càng thú vị hơn. Đến khi nó đã bắt đầu trở thành đam mê, nó sẽ khiến các bạn sống vì nó, hành động vì nó một cách thật mạnh mẽ và luôn có sự nhiệt huyết nhất. Sống phải cho đáng sống!
3.7. Chia sẻ
Tạo ra thật nhiều những giá trị có ích cho cộng đồng như: việc làm từ thiện, việc thành lập quỹ học bổng, việc đào tạo nhân tài quốc gia, giúp tạo ra các sản phẩm, mang đến các dịch vụ có ích cho xã hội hay đơn giản là giúp đỡ mọi người.
Sống là để cho đi, để thể hiện được rõ ràng sự yêu thương đối với mọi người, để khiến cho cuộc sống mình trở nên nhẹ nhàng và có ý nghĩa hơn. Khi đem được thật nhiều niềm vui đến cho mọi người, tự bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy ấm áp hơn. Đó là một trong những nhu cầu tự thân và tự nhiên của mỗi chúng ta trong cuộc sống chứ chẳng cần động cơ, mục đích gì cả.
3.8. Tâm linh trong bánh xe cuộc đời
Đời sống tinh thần hay đời sống vật chất thì sẽ quan trọng hơn? Suy cho cùng, mọi vật chất cũng chỉ có mục đích để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mỗi người. Đời sống tinh thần thường bao gồm: tư duy, tri giác, trí nhớ, ý muốn, trí tưởng tượng và cảm xúc,…
Sống là để yêu thương, đời người có bao nhiêu lâu mà chúng ta phải ghét nhau. Hãy sống thật vị tha, không giận dỗi, không hờn trách, không oán thán.
4.Cách vẽ bánh xe cuộc đời của mỗi người
Bạn đang rơi vào trạng thái “rơi tự do”, hoặc có thể gọi là mất kiểm soát? Lúc này các bạn cần phải xây dựng cho mình một vòng quay bánh xe cho bản thân để có thể cân bằng lại cảm xúc, tâm trạng. Quy trình thực hiện sẽ dựa theo 6 bước như sau:
- Bước 1: Vẽ lên một vòng tròn, chia nhỏ trong khoảng từ 6 – 8 phần tùy theo nhu cầu và vấn đề mà các bạn đang quan tâm. Để có được hiệu quả chính xác và khách quan nhất, nên lựa chọn không gian, thời gian yên tĩnh để làm việc tập trung, tránh bị các tác động khác bởi các yếu tố khách quan bên ngoài. Các bạn có thể tham khảo một số các bánh xe cuộc đời khác trên Internet và lựa chọn ra được cấu trúc phù hợp với tình trạng của bản thân hiện tại.
- Bước 2: Đánh giá dựa trên mức độ hài lòng ở trong từng lĩnh vực theo thang điểm từ 1 đến 10 và đánh giá từ trong ra ngoài. Bước này cần đặc biệt thêm nhiều thời gian để cân nhắc, nhìn nhận thật trung thực, đối diện trực tiếp với những vấn đề của bản thân,… Không vội vàng, cũng như không suy nghĩ cảm tính. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự chính xác của các điểm số.
- Bước 3: Khi đã hoàn thành việc chấm điểm cho tất cả các vấn đề và từng lát cắt, các bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát và toàn diện nhất về cuộc sống hiện tại. Chúng phản ánh toàn bộ các rắc rối mà bạn đang gặp phải hiện tại. Và cả những vấn đề cần phải cải thiện, giải quyết để có thể lấy lại động lực cho cuộc sống sau này.
- Bước 4: Hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng xem đâu mới là yếu tố quan trọng nhất, cần thiết nhất. Hãy hình dung về cuộc sống mà các bạn đang mong ước và xây dựng mục tiêu bánh xe cuộc đời dựa theo mong ước đó cho riêng mình.
- Bước 5: Đây là lúc mà các bạn cần phải hành động ngay lập tức. Đưa ra các giải pháp cho các vấn đề tồi tệ, loại bỏ ngay những vấn đề khiến bạn đang sao nhãng. Cần có hành động để cam kết, tránh bỏ dở giữa chừng.
- Bước 6: Đánh giá lại hiệu quả thực tế sau thời gian đã áp dụng phương pháp này (thường sẽ là thời gian mỗi tuần hoặc mỗi tháng). Bằng cách vẽ và đánh giá lại toàn bộ bánh xe cuộc đời để nhìn nhận được sự thay đổi. Từ đó có phương pháp phù hợp để điều chỉnh những việc làm tốt, áp dụng ngược lại với những việc làm mà bạn thấy chưa tốt.
5. Cách thiết lập mục tiêu theo bánh xe cuộc đời
Nếu sức khỏe được tính là sự ưu tiên hàng đầu của bạn: Hãy học cách luôn đi ngủ sớm trước 10 giờ và dậy sớm từ 5 giờ sáng để bắt đầu tập thể dục, ăn sáng. Bố trí thời gian biểu để theo học các lớp yoga, gym, đồng thời giảm bớt rượu bia, buổi nhậu nhẹt, thay vào đó là các bữa ăn thật lành mạnh, healthy và có lợi cho sức khỏe.
Mặt khác, nếu các bạn đang muốn kiểm soát về mặt tài chính cá nhân thì việc đầu tiên là phải tổng hợp lại toàn bộ tình hình tài chính của bạn trong thời điểm hiện tại như: Tổng thu nhập, số tiền nợ lãi, số tiền bạn phải trả hàng tháng, mức chi tiêu hàng tháng tối thiểu, các khoản chi tiêu đã sử dụng có hợp lý hay không… Hãy học cách giảm bớt tối đa những khoản chi phí không cần thiết, tạo ra nguồn thu nhập thụ động giúp thông qua hoạt động đầu tư, lập ra các quỹ dự phòng tài chính cá nhân…
Ngoài ra, nếu các bạn muốn phát triển thêm các kỹ năng cho bản thân, hãy tìm hiểu xem bản thân mình hiện tại đang muốn học hỏi kỹ năng gì và đăng ký để tham gia một khóa học phù hợp với nguyện vọng. Tích cực đọc sách để tìm hiểu về vấn đề mà bạn đang tìm hiểu để giúp nâng cao kỹ năng và kiên trì với những mục tiêu đã đặt ra cho bản thân.
6. Kết luận
Luôn theo dõi và cố gắng thực hành, cũng như áp dụng mô hình bánh xe cuộc đời để điều chỉnh, tránh khiến cho bánh xe bị méo mó, sai lệch. Hy vọng với những chia sẻ trên đây về mô hình bánh xe cuộc đời sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về công cụ đắc lực này, để kiểm soát và đồng thời giúp cân bằng cuộc sống hiệu quả.