Bạn có bao giờ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát thu chi của bản thân không? Đôi lúc dù đã cố gắng nhưng bạn vẫn không biết tiền của mình đã được sử dụng cho mục đích gì. Bạn cần tiết kiệm tiền để mua xe, xây nhà hoặc đám cưới nhưng điều này thật sự khó khăn. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề như vậy thì hãy tham khảo thử quy tắc 6 chiếc hũ tài chính để biết được cách thức quản lý thu chi tốt nhất được doanh nhân T.Harv Eker- tác giả quyển “Bí mật tư duy triệu phú” chia sẻ dưới đây nhé!
Hũ thứ nhất – chiếm 55% thu nhập- chi tiêu cần thiết:
Chiếc hũ thứ 1 cung cấp chi phí cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, những nhu cầu thiết yếu như ăn uống, các hóa đơn, vui chơi giải trí hoặc mua sắm. Sở hữu % chi phí lớn nhất trong tất cả các lọ tài chính. Nếu hiện tại bạn đã sử dụng vượt mức 55% thu nhập hàng tháng, bạn nên chú ý cắt giảm và tiết kiệm tiền lại nhé!.
Hũ thứ 2 – chiếm 10% thu nhập- tiết kiệm dài hạn
Chiếc hũ thứ hai trong quy tắc 6 chiếc hũ tài chính là để dành cho phần tiết kiệm lâu dài như mua xe, cưới sinh, kinh doanh…Đây là khoản đầu tư cần được cố định vì vậy khi nhận được thu nhập bạn cần để riêng, tránh tình trạng cộng dồn vì điều này là bất khả thi. Nếu gặp khó khăn trong việc không sử dụng, bạn có thể gửi vào sổ tiết kiệm để tránh việc rút ra khi không thể kiềm lòng, hoặc mua một chú heo đất chẳng hạn.
Hũ thứ 3 – chiếm 10% thu nhập- quỹ giáo dục
Ngoài tiết kiệm, kiếm thu nhập, bạn cũng cần học tập để bổ sung kiến thức. Ngoài đi học, bạn cũng có thể mua sách, tham gia workshop… để trau dồi thêm các kiến thức cần thiết. Ví như bạn cảm thấy khả năng giao tiếp tiếng Anh còn yếu, có thể tự mình đăng kí một khóa học tiếng Anh giao tiếp tại các trung tâm với giá dao động khoảng 3-5 triệu/khóa. Hoặc mua thêm những quyển sách chuyên môn: branding, marketing,… nếu tìm được bản pdf giá cả còn có thể rẻ hơn, rơi vào khoảng 200,000 VNĐ cho sách giấy và 100,000 VNĐ cho bản pdf.
Hũ thứ 4 – chiếm 10% thu nhập- hưởng thụ
Quy tắc 6 chiếc hũ tài chính không hoàn toàn bắt buộc bạn chỉ biết tiết kiệm hay học hỏi mà còn cho bạn hưởng thụ các thành quả mà mình đạt được. Bạn có thể dùng 10% thu nhập này để mua các món quà cho bản thân. Tự thưởng cho bản thân cũng là cách giúp bạn có thêm động lực làm việc, giúp cuộc sống cân bằng.
Hũ thứ 5 – chiếm 10%- tự do tài chính
Chiếc hũ thứ 5 bạn có thể dùng nó vào các hoạt động tạo ra thu nhập như gửi tiết kiệm, đầu tư, góp vốn kinh doanh. Tuy nhiên một điều cần lưu ý là bạn không được dùng số tiền có trong quỹ này, chỉ nên để nó là quỹ sinh lợi, giúp bạn đề phòng trường hợp không còn làm việc hoặc bất kỳ việc bất ngờ xảy ra ảnh hưởng tài chính. Ví dụ như để nuôi sống bản thân trong mùa Covid-19 hoặc đề phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Hũ thứ 6 – chiếm 5% còn lại- quỹ từ thiện
Cho đi cũng là một cách nhận lại. Nếu tình hình tài chính không quá cao, bạn có thể giảm bớt % của chiếc hũ tài chính này. Tuy nhiên không nên cắt giảm hẳn. Trong cuộc sống có rất nhiều điều cần được sẻ chia. Vì thế hãy luôn dành ra một khoản nhỏ để giúp đỡ bạn nhé.
PHƯƠNG PHÁP JARS – QUY TẮC 6 CHIẾC HŨ DÀNH CHO AI ?
Thiết lập những thói quen tốt sẽ giúp bạn có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Ai cũng có thể áp dụng quy tắc ‘6 chiếc hũ’ tương ứng với mức lương mình nhận được mà không cần phải có một nguồn thu nhập cao mới thực hiện nó. Bạn có thể và nên điều chỉnh tỷ lệ phần trăm từng chiếc hũ dựa trên tuổi tác, mục tiêu tài chính và những gì bạn thấy quan trọng cho cuộc sống của mình.
Bạn hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại dòng tiền cá nhân của chính mình. Đầu tiên bạn hãy ghi ra số tiền mà bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rồi chia đều cho các tài khoản theo tỷ lệ nêu trên. Sau đó cất chúng cẩn thận vào 6 chiếc hũ riêng biệt. Khi bạn không có đủ tiền để chia lúc đó bạn sẽ thấy cay đắng và sẽ có động lực để tìm cách kiếm tiền nâng cao thu nhập cho bản thân.
Và cuối cùng, điều quan trọng nhất là phải nghiêm túc và cam kết thực hiện việc chia tiền vào 6 chiếc hũ trước khi sử dụng chúng vào mỗi tháng nhé. Hãy bắt đầu hình thành thói quen ngay từ bây giờ, đừng tự nói với bản thân là ‘Tôi không có thời gian để phân chia’ hay ‘Tôi sẽ làm nó vào tháng sau’. Còn chần chừ gì nữa mà không lên kế hoạch vì một tương lai tự do tài chính cá nhân.